[Lối sống] Cách chúng ta mưu sự hành động và lối sống

Thành ngữ phương tây có câu “Man proposes, God disposes”, vốn được dịch từ chữ latin “Homo proponit, sed Deus disponit”, hay được dịch qua tiếng ta là “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Năm 1927, có một hội nghị về cơ học lượng tử ở Solvay. Đây là hội nghị vật lý có thể nói là quan trọng nhất cho đến nay, nó tụ họp các bộ óc lớn nhất mọi thời đại, từ Marie Curie, Einstein … đến nhóm các nhà vật lý trẻ đang ở độ tuổi hai mươi, và nhiều người trong nhóm trẻ này đoạt giải Nobel chỉ vài năm sau đó.

Bên lề hội nghị, các chàng trai trẻ này thảo luận với nhau về nhiều chuyện. Và đột nhiên họ rơi vào đề tài tôn giáo và khoa học.

Heisenberg, lúc này đã trở thành cha đẻ của cơ học lượng tử hiện đại, dù mới hăm sáu tuổi, nằm ở phe bảo vệ quan điểm bất-mâu-thuẫn của Max Planck và Einstein về tôn giáo và khoa học. Các diễn giải và lập luận của Heisenberg rất thuyết phục, dù rằng sau đó anh bị Dirac phản đối khá gay gắt. Một vài ý tóm tắt như sau.

Khoa học làm việc [deal] với thế giới vật chất và khách quan. Tôn giáo làm việc với thế giới của các giá trị [world of values].

Tôn giáo xem xét cái gì [what] cần phải tồn tại [to be], hay cái mà chúng ta cần phải làm, chứ không xem xét (về khách quan) cái gì đó (thực sự) là gì [what is].

Trong khoa học chúng ta quan tâm đến việc phát hiện [discover] cái gì là đúng [true], cái gì là sai [false]; còn trong tôn giáo chúng ta quan tâm đến cái gì là thiện [good] cái gì là ác[evil], cái gì là cao quý [noble] và cái gì là tầm thường [base].

Khoa học là nền tảng của công nghệ. Tôn giáo là nền tảng của luân thường đạo lý [ethics].

Xung đột giữa khoa học và tôn giáo, bắt đầu từ thế kỷ mười tám, dẫn đến những hiểu biết sai lầm, kết quả (của xung đột ấy) là vô nghĩa.

Khoa học và tôn giáo liên quan đến hai địa hạt với hai khía cạnh khách quan và chủ quan của thế giới.

Khoa học, là một phương cách [manner], mà trong đó chúng ta đối đầu và tranh luận về khía cạnh khách quan của hiện thực [reality]. Đồng thời, đức tin tôn giáo, là cách thể hiện các quyết định chủ quan vốn giúp chúng ta chọn ra được các tiêu chuẩn mà dựa vào các tiêu chuẩn ấy chúng ta mưu sự, trù tính để hành động và sống [standards by which we propose to act and live].

Nói chung chúng ta ra các quyết định này chiểu theo thái độ, quan điểm [attitude] của nhóm người mà chúng ta đang sống cùng, nhóm người đó có thể là gia đình, dân tộc, hay những người có chung nền văn hóa.

Dirac là một thanh niên người Anh lặng lẽ và hơi lập dị kiểu thông minh hơn người. Có lần anh đang giảng bài ở hội thảo, có một nhà khoa học nói “Tôi không hiểu cái công thức kia”. Dirac ngưng một chút rồi giảng tiếp. Người điều khiển phiên hội thảo nhắc Dirac: “Anh có định trả lời câu hỏi của anh kia không”. Dirac thản nhiên: “Ô, anh ta có hỏi đâu, anh ta khẳng định đấy chứ”.

Trong bài diễn từ đọc tại lễ nhận giải Nobel, Heisenberg lúc này mới hơn ba mươi tuổi có nhắc đến nguyên lý bất định nổi tiếng mang tên mình. Anh nói hệ thức bất định của mình, riêng mình nó đã cho thấy sự hiểu biết chính xác về một biến số này đồng thời loại trừ sự hiểu biết chính xác về một biến số khác.

Bertrand Russell viết rằng khoa học lý thuyết là để hiểu biết thế giới, còn khoa học thực hành là để thay đổi thế giới. Russell viết điều này khoảng năm 1943. Lúc đó thế giới khoa học đã có các thuyết tương đối của Einstein, đã có cơ học lượng tử hiện đại, và Mỹ đang hoàn thiện quả bom nguyên tử đầu tiên của loài người.

Related Posts
Disqus Comments