Một số điểm cần lưu ý khi vận hành và sử dụng nhà thông minh

Sau khi hệ thống Nhà thông minh được đưa vào sử dụng, việc vận hành chúng để phát huy hiệu quả thì vai trò của người sử dụng(NSD) quan trọng như chính sản phẩm đó.
 

 1. Thay pin định kỳ:

Việc ghi thời gian sử dụng pin đối với từng thiết bị theo nhà sản xuất thường có nhiều sai khác so với thực tế sử dụng, chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

i) thời gian sản xuất pin

2i) tần suất thiết bị phát tín hiệu (như số lần mở cửa, số lần có chuyển động,...)

3i) số lần lặp lại một tín hiệu nhiều lần: môi trường nhiễu sóng điện từ, hoặc thiết bị bố trí thưa thớt do đó lặp tín hiệu nhiều lần vì các lần trước đó thất lạc không đến được trung tâm SmartHub


Nhà thông minh giao tiếp sử dụng sóng Z-Wave, mỗi thiết bị trong hệ thống là một nốt lặp tín hiệu
Khuyến nghị:
-Việc thay thế pin cho thiết bị nên dựa vào thời gian thực tế trên hệ thống vì vậy ghi nhớ lịch để thay pin, nhằm giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.

-Xem thời hạn pin và thời gian sản xuất pin, chọn nơi mua uy tính.

-Nâng cấp hệ thống để tăng thêm tính năng, và đồng thời tăng mật độ điểm lặp sóng z-wave giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Vấn đề khó xác định và ảnh hưởng đến hiệu suất đó chính là tiếng ồn điện từ
 

2. Tiếng ồn điện từ (Electromagnetic “noise”)
Làm thế nào các thiết bị có thể giao tiếp với nhau trong một không gian kiến trúc khác nhau như: diện tích xây dựng, số tầng, cấu trúc,...  

Tiếng ồn điện từ có thể được hiểu như khi bạn vào một nơi đông người mà bạn không thể nói chuyện với người bên cạnh, bạn cố lắng nghe nhưng nhiều âm thanh đến làm bạn khó phân biệt.

Các thiết bị không dây cũng gặp vấn đề tương tự, do nhiều thiết bị cố lắng nghe để giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau.

Các thứ trong gia đình bạn có thể tạo ra tiếng ồn:
 
• thiết bị phát Wireless của nhà bạn và hàng xóm
• camera ip không dây
• điện thoại cầm tay
• lò vi sóng
• thiết bị giám sát trẻ em
• đèn huỳnh quang
• điều khiển trò chơi không dây
• bức xạ điện từ các thiết bị dân dụng, mô tơ động lực,...


Khắc phục
• chuyển thiết bị Wifi của bạn từ 2.4GHz sang 5GHz, Zigbee làm việc ở tần số 2.4GHz, cũng giống như bạn đến một sàn nhảy với âm nhạc và tiếng nói rất to nhưng tất cả họ là người ngoài hành tinh vì vậy tai của bạn không cảm nhận âm thanh với tần số cao do họ sinh ra.
• thay đổi kênh wifi của bạn: thiết bị wifi thường có từ 1 đến 13 kênh với tần số khác nhau, bạn có thể nói to hơn hoặc nhỏ hơn một tí so với những người trong quán bar điều đó giúp người xung quanh bạn có thể dễ nghe thấy hơn.
• cho một thiết bị một không gian riêng: điều tồi tệ nhất là bạn đặt thiết bị phát sóng này lên thiết bị kia.
• sử dụng bộ lặp tín hiệu: bộ lặp nhằm lặp lại tín hiệu của SmartHub để mở rộng phạm vi lắp thiết bị nhưng có thể làm gia tăng độ trể lên vài giây.
• chuyển đi chổ khác: đùa thôi, nhưng bạn hiểu rỏ nguyên lý rằng tín hiệu sẽ truyền đi xa khi bạn sống trong một trang trại hoặc vùng quê yên bình.
• xác định chướng ngại vật và xác đinh một con đường mà sóng có thể sẽ liên thông từ SmartHub cho đến thiết bị.
 

 3. Kịch bản:
• là một chương trình nhằm kích hoạt thiết bị hoạt động khi thỏa mản một điều kiện nào đó.
• điều kiện có chính xác hay không thì phụ thuộc vào thiết bị, nhiều thiết bị sẽ cung cấp dữ liệu đầu vào cho kịch bản hoạt động chính xác hơn.
Ví dụ: để xác định đó có phải là con người hay không?
- Sử dụng cảm biến hồng ngoại: vẫn chưa đủ vì có nhiều đối tượng có thân nhiệt tương đương với con người.
- bổ sung thêm camera nhận dạng khuôn mặt: để cung cấp dữ liệu hỗ trợ.

 • soạn thảo một kịch bản nhằm đem lại sự tiện ghi cho ngôi nhà cũng đòi hỏi sự sáng tạo từ người dùng. Việc hiểu kịch bản giúp bạn kiểm soát và làm chủ được ngôi nhà của mình và vận hành chúng dễ dàng hơn.

Related Posts
Disqus Comments